Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo

Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông

Một thành phố phát triển khi có đường giao thông được quy hoạch hợp lý và thông minh. Trong đó vai trò thiết kế các nút giao thông đô thị có vai trò quyết định đến sự thông hành của phương tiện đem đến mức an toàn cao nhất và cũng tăng thêm tính thẩm mỹ cho thành phố. Vậy yêu cầu và nguyên tắc chung trong tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông bao gồm những vấn đề nào, hãy cùng theo dõi qua nội dung bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn chung về thiết kế đường giao thông đô thị

Khi thiết kế đường giao thông đô thị nói chung và nút giao thông nói riêng bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:

Đảm bảo tính phù hợp

Mạng lưới đường giao thông trong đô thị cần có sự phù hợp với những quy hoạch đã xây dựng. Đồng thời, nó cũng phải đồng bộ và phối hợp với những công quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng với nhau. Đây là yêu cầu nhằm hạn chế sự chồng chéo và tránh sự lãng phí trong xây dựng.

Các thiết kế cần đặt trong tổng thể không gian đô thị

Quá trình nghiên cứu thiết kế hệ thống giao thông cần phải đặt trong tổng thể không gian của đô thị. Nó bao gồm: Khu trung tâm (nội thành, nội thị), vùng phụ cận (ngoại thành, ngoại thị, các đô thị vệ tinh…). Bên cạnh đó, thiết kế phải đảm bảo quy hoạch đường, phố theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù. 

Tuân thủ đúng quy, tiêu chuẩn đề ra

Quá trình thiết kế các nút giao thông đô thị cần tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật đã đề ra trong các văn bản pháp luật. Ngoài ra, bạn cần tham khảo nhiều văn bản về thiết kế đường cao tốc, đường ô tô và các tiêu chuẩn hiện hành khác.

Thiết kế cần xem xét yếu tố đầu tư phân kỳ

Thiết kế đường giao thông đô thị cần phải quan tâm đến các vấn đề đầu tư phân kỳ, đây là cơ sở của các phương án tương lai. Việc phân kỳ có thể bao gồm:

  • Phân kỳ nền đường, mặt đường.
  • Phân kỳ thoát nước.
  • Phân kỳ nút giao và các công trình giao thông khác.

Các phân kỳ đều phải dựa trên nguyên tắc:

  • Không giảm thấp cấp kỹ thuật.
  • Tận dụng tối đa những công trình đã làm ở giai đoạn trước.
  • Thuận lợi quản lý chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
  •  Phương án chọn là phương án có lợi hơn về kinh tế – kỹ thuật.

Thông tin kỹ thuật chung khi thiết kế nút giao thông đô thị

Thiết kế đường giao thông đô thị quy hoạch các nút giao thông hiệu quả theo những thông tin kỹ thuật chung sau đây:

Thiết kế nút giao thông đô thị nhằm mục đích gì?

  • Mức khả năng thông hành tại các nút ở mức phục vụ đặt ra.
  • Mức an toàn cao nhất thông qua:
  • Giảm điểm xung đột.
  • Giảm mức độ nguy hiểm của xung đột, khống chế được tốc độ…
  • Mang đến hiệu quả kinh tế – xã hội cao.
  •  Bảo đảm tính mỹ quan và môi trường.

 Phân loại nút giao thông đô thị

Theo hình thức cấu tạo nút giao thông được phân thành các loại như sau:

  • Nút đơn giản:
  • Nút giao thông mở rộng.
  • Nút giao thông kênh hóa.
  • Nút giao thông vòng đảo.
  • Nút giao thông điều khiển đèn tín hiệu: 
  • Nút giao thông khác mức.

Các nguyên tắc chung trong thiết kế nút giao thông đô thị

Cần có sự xem xét đến các yếu tố sau

  • Yếu tố giao thông: bao gồm đặc trưng giao thông ở nút: 
  • Lưu lượng.
  • Thành phần dòng xe ở năm hiện tại và dự báo ở năm tương lai.
  • Tốc độ thiết kế, tổ chức và điều khiển giao thông.
  • Khả năng thông hành…
  • Yếu tố hình học (vật lý): 
  • Các đường dẫn theo chức năng đến nút.
  • Các chỉ tiêu kỹ thuật.
  • Thiết kế sử dụng làn xe.
  • Cấu tạo hình học; chọn loại hình nút, quy hoạch sử dụng đất khu vực nút …
  • Yếu tố kinh tế bao gồm:
  • Chi phí sử dụng đất.
  • Chi phí xây dựng.
  • Chi phí vận hành khai thác.
  • Khả năng cải tạo xây dựng phân kỳ.
  • Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế và lợi ích.
  • Yếu tố con người và xã hội cần có sự thuận tiện cho lái xe và người tham gia giao thông như:
  • Dẫn hướng mạch lạc.
  • Đáp ứng với thói quen tốt khi có mong muốn.
  • Tiện ích cho người đi bộ và người tàn tật.
  • Hòa nhập và làm đẹp thêm các công trình kiến trúc trong khu vực và cảnh quan đô thị.

Quy hoạch và thiết kế nút giao thông phải gắn liền với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị

  • Thời gian tính toán quy hoạch và thiết kế nút chính là thời gian tính toán thiết kế đường và lập quy hoạch. 
  • Thời gian tính toán để tổ chức giao thông và có những điều chỉnh giao thông trong quá trình khai thác là 3 hoặc 5 năm.

Không được mở các nhánh giao trái với nguyên tắc quy hoạch nối trong mạng đường

Nút giao thông thiết kế cần đảm bảo an toàn và giảm tối đa cản trở giao thông đường chính. Đây chính là yêu cầu chung cho các loại thiết kế giao thông.

Đảm bảo quy hoạch và thiết kế hình học

  • Quy hoạch và thiết kế hình học nút giao thông phải kết hợp đồng thời với thiết kế tổ chức giao thông.Nó không chỉ bao gọn trong phạm vi nút mà còn phải xét đến tổ chức giao thông ở những nút và đoạn đường phố có liên quan trực tiếp.
  • Quy hoạch và thiết kế hình học nút giao thông phải đồng thời với quy hoạch thoát nước, chiếu sáng, môi trường vệ sinh. 
  • Nhất thiết phải thiết kế quy hoạch chiều cao nút giao thông nhằm thỏa mãn tối đa thuận lợi giao thông, thoát nước mặt và kiến trúc đô thị.

Hình thức tổ chức và điều khiển giao thông tại nút

Mỗi hình thức điều khiển và tổ chức tại các nút giao thông phải có sự gắn liền với các phương án quy hoạch và thiết kế nút. Nó phải tính đến khả năng thông hành của nút như:

  • Không điều khiển tại nút giao thông: Tại nút giao thông không bố trí bất cứ thiết bị, giải pháp chỉ dẫn nào (vạch, biển, đèn tín hiệu).
  • Điều khiển bằng biển, vạch dừng xe tại nút giao thông.
  • Điều khiển giao thông chạy vòng đảo tại nút.
  • Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn tại nút.

Xem thêm: https://agsevent.vn/thiet-ke-canh-quan-bat-dong-san/

Trên đây là thông tin về những yêu cầu và nguyên tắc thiết kế đường giao thông đô thị. Hy vọng rằng, đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn. Nếu muốn được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://agsevent.vn/ hoặc qua hotline (+84) 988118811. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Đăng Ký Tư Vấn Dịch Vụ Tại AGS Landscape






    Trả lời

    Chat với chúng tôi