Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo

Tiêu chuẩn thiết kế quảng trường

Quảng trường hiện là kiến trúc không thể thiếu với các công trình đô thị hiện nay. Không những có giá trị văn hóa, lịch sử, quảng trường cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng. Vậy tiêu chuẩn thiết kế quảng trường gồm những gì? Bài viết dưới đây AGS giới thiệu đến các bạn nội dung này.

Quảng trường là gì ?

Quảng trường là không gian rộng lớn để phục vụ các hoạt động chung cho cả cộng đồng. Kiến trúc này nằm trong số các hạng mục công trình quan trọng, kết hợp với những yếu tố khác như: phố đi bộ, giao thông, tượng đài, đài phun nước,…

Quảng trường được xây dựng ở những không gian rộng lớn
Quảng trường được xây dựng ở những không gian rộng lớn

Quảng trường cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt mang tính cộng đồng như: mít tinh, lễ hội, hội chợ, các hoạt động văn hóa, xã hội, hoạt động chính trị. Ngoài ra với không gian thoáng đãng, rộng lớn, quảng trường có thể thu hút nhiều người ở mọi lứa tuổi, giới tính đến dạo mát, vui chơi, thư giãn,…

>>> Xem thêm: Công ty thiết kế cảnh quan chuyên nghiệp AGS- Sự lựa chọn tin cậy

Trong thiết kế quảng trường có 3 mặt không gian đó là:

  • Bình diện ngang: mặt nền, mặt đường.
  • Bình diện đứng: cây xanh và các công trình tại quảng trường. 
  • Bình diện đỉnh: mái của công trình hay đỉnh cao nhất của không gian.

Phân loại quảng trường

Phân chia theo mục đích quảng trường hiện nay có các loại phổ biến sau đây:

Quảng trường thị chính

Các quảng trường này có giá trị lịch sử đặc biệt, được dùng khi mít tinh, hội họp, diễu hành, duyệt binh; hoặc mục đích văn hóa như tổ chức lễ hội, giao lưu văn hóa của các quốc gia.

Quảng trường kỷ niệm

Quảng trường thường có tượng đài của nhân vật lịch sử hay mô phỏng sự kiện liên quan nhằm kỷ niệm, tri ân, thể hiện lòng biết ơn.

Đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn thiết kế quảng trường
Đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn thiết kế quảng trường

Quảng trường giao thông

Xây dựng ở các nút giao thông quan trọng với tác dụng phân luồng, trung chuyển, giúp giao thông dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Các phong cách thiết kế cảnh quan được ưa chuộng 2021

Quảng trường thương nghiệp

Quảng trường kết hợp các công trình phục vụ giao dịch, buôn bán, xây dựng với các phố ăn uống, phố đi bộ, quán café, trung tâm mua sắm,…

Quảng trường tôn giáo

Trên thế giới phổ biến kiểu quảng trường này hơn ở Việt Nam, không gian thường được đặt ở trước các công trình tôn giáo như: chùa chiền, nhà thờ,…

Quảng trường biểu diễn văn hóa

Quảng trường này thường thoáng mát, rộng rãi với những hàng ghế đá, sân chơi, đài phun nước giúp người dân dễ dàng đi tản bộ hay nghỉ ngơi.

Tiêu chuẩn thiết kế quảng trường

Khi xây dựng quảng trường cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau đây:

Khả năng tiếp cận

Quy hoạch hạ tầng cùng với hệ thống giao thông có vai trò quan trọng. Quảng trường phải đặt ở nơi dễ dàng tiếp cận, giao thoa của các nút giao quan trọng. Những con đường bắt nguồn từ quảng trường dễ thông với nhau để người dân thuận tiện đi lại với các khu vực lân cận, sinh hoạt, giao thương.

Sự tương quan của quảng trường với yếu tố xung quanh, con người. Khi thiết kế quảng trường cần đảm bảo hài hòa của các yếu tố như: diện tích, phạm vi, chiều cao của các kiến trúc xung quanh, giới hạn không gian,…

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của bố cục trong thiết kế cảnh quan

Khả năng tạo giá trị thành thị

Quy hoạch đô thị và thiết kế cảnh quan sẽ sắp đặt các kiến trúc xung quanh nhằm lột tả mục đích chính của quảng trường về giá trị lịch sử, văn hóa hay tính cộng đồng.

Các yếu tố như: đài phun nước, ghế đá, cây xanh, tượng đài, nhạc nước,… kết hợp hài hòa với nhau thu hút nhiều người tới vui chơi, thư giãn, thưởng ngoạn. Quần thể công trình giải trí như: nhà hát, quán cafe, khu triển lãm, thiết kế cảnh quan công viên, sân  chơi,… giúp thúc đẩy các hoạt động mang tính cộng đồng,… Điều này tạo nên giá trị đô thị cho quảng trường.

Vì sao cần xây dựng quảng trường?

Ở các khu đô thị lớn hầu như không thiếu kiến trúc quảng trường bởi nó không những có nét đặc trưng của địa danh mà còn có nhiều ý nghĩa về tinh thần.

Lưu giữ sự kiện lịch sử

Quảng trường là biểu tượng của cả thành phố, nơi lưu lại các giá trị lịch sử như: chiến công hào hùng qua các cuộc đấu tranh giành độc lập. Quảng trường cũng là nơi bắt đầu của nhiều con đường, mỗi tuyến đường có một câu chuyện về một thời kỳ lịch sử. Do vậy có thể nói quảng trường là kiến trúc hạ tầng giống như cuốn sách sinh động của thành phố.

Lưu giữ tinh thần yêu nước

Nghĩa đen của quảng trường là xây dựng kiến trúc, quy hoạch đô thị còn nghĩa bóng cũng rất quan trọng là xây dựng tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc.

Là không gian văn hóa kết nối mọi người
Là không gian văn hóa kết nối mọi người

Ngoài không gian rộng các vật thể đặt ở quảng trường gồm có: tượng đài nhân vật lịch sử, cột cờ,… là yếu tố giúp hun đúc tinh thần yêu nước, biết ơn, tự hào của thế hệ sau với cha ông ngày trước.

Địa điểm kết nối, giao lưu cộng đồng

Quảng trường cũng là nơi tụ họp của người dân thành phố, là điểm đến thu hút khách du lịch ở cả trong và ngoài nước. Quảng trường có thể tạo ra tính chất thành thị, gắn kết người dân, giao lưu về nghệ thuật, chính trị, văn hóa.

Không gian quảng trường thường được thiết kế mở, thoáng với vườn hoa, hàng cây xanh với bố cục hợp lý, có tính liên kết với nhau.

Với những thông tin chia sẻ trên đây công ty thiết kế cảnh quan AGS mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa khi xây dựng quảng trường và các tiêu chuẩn thiết kế quảng trường. Nếu cần thiết kế cảnh quan hay có thắc mắc nào liên quan hãy liên hệ ngay với AGS qua hotline (+84) 988 118 811 hoặc (024) 6296.8888 để được tư vấn hỗ trợ.

Đăng Ký Tư Vấn Dịch Vụ Tại AGS Landscape






    Chat với chúng tôi